QUY TRÌNH THI CÔNG EPOXY TỰ SAN PHẲNG

1, Xử lý bề mặt nền sàn:
– Yêu cầu sàn Bê tông:
+ Mác Bê tông 250 trở lên
+ Cấu trúc nền đảm bảo: Có lớp Bê tông lót 1000mm, lớp PE ngăn ẩm, Lớp Bê tông mặt dày ít nhất 1500mm có lớp sắt mặt 8-10 chống nứt
+ Cắt khe co dãn và dẫn hướng nứt trên mặt, độ rộng khe 5mm, sâu 50mm
– Vệ sinh: quét, dùng máy hút bụi công nghiệp để làm sạch mọi tạp chất bám bẩn trên bề mặt nền như bụi bẩn, dầu mỡ, nếu còn lớp sơn cũ thì cạo sạch hết.
– Dùng máy chà sàn chuyên dụng để làm phẳng bề mặt nền, nếu nền bị nứt hoặc có các vết, lỗ cần được trám vá kịp thời để tạo bề mặt phẳng. Sau này khi sơn lên sẽ có được một mặt sàn nhẵn đẹp, hoàn toàn không bị nhấp nhô.
– Trám vá, sửa chữa toàn bộ các vết nứt, rỗ bằng bột phả pha phụ gia bám dính
– Sử dụng máy đo độ ẩm kiểm tra độ ẩm bề mặt sàn nếu độ ẩm < 12 tiến hành các bước tiếp theo . Trường hợp chưa đủ khô, có thể sấy bằng đèn Halogen, khò nóng để sấy khô bề mặt hoặc chờ độ ẩm giảm về mức cho phép mới tiến hành sơn.

 

2, Pha chế sơn:
Sơn EPOXY tự san là hệ sơn không dung môi (free solvent ) hai thành phần. Chủng loại sơn này đáp ứng được yêu cầu về độ cứng bề mặt, độ bóng, độ bám dính,… . Khi thi công, pha chế phần A và B của sơn theo đúng công thức ghi trên bao bì, dùng máy khuấy nguyên liệu tốc độ thấp (600 vòng/phút) trộn kỹ trong 5 phút. Tùy điều kiện thi công thực tế có thể trộn từng cặp hoặc khối lượng thích hợp để đảm bảo thi công hết trước khi hỗn hợp A-B bắt đầu tạo Gel (hỗn hợp bắt đầu bị đặc, không còn linh động). Điều kiện pha chế, thi công đảm bảo:
– Thông thoáng, có đối lưu
– Độ ẩm không khí <80%
– Tránh những ngày nắng gắt, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp

3, Thi công sơn lót Epoxy:

 

 

– Lớp sơn lót làm là lớp sơn tạo chân bám cho các lớp sơn phía trên. Sơn lót EPOXY được chế tạo từ các hợp chất đặc biệt, các hợp chất này có kích thước phân tử nhỏ, khi pha phần A vào B tạo ra hỗn hợp có độ nhớt thích hợp để thấm xâu xuống mặt nền, bịt kín toàn bộ mao quản, ngăn ẩm tuyệt đối tạo ra lớp màng rắn chắc.
– Thi công 01 lớp sơn lót. Thời gian giữa các lớp 08 giờ.

4, Thi công sơn lót Epoxy tự san phẳng lớp thứ nhất:

 

5, Chà ráp:

Chà ráp giúp loại bỏ sạn, bụi bẩn trên lớp sơn epoxy thứ nhất, đồng thời giúp lớp sơn phủ thứ 2 bám dính tốt.

6, Thi công Epoxy tự san phẳng lớp hoàn thiện:

Hỗn hợp EPOXY sau khi pha trộn được tính toán phân bố đổ đều lên bề mặt, sau đó dùng các thiết bị san gạt chuyên dụng, khống chế chiều dày theo quy định ( 2mm )  Chờ lớp sơn tự cân bằng tạo ra bề mặt phẳng. Công nhân sẽ tiếp tục dùng con lăn đẩy khí lăn nhiều lượt, các lượt lăn vuông góc với nhau để đảm bảo đẩy bọt khí tối đa ra khỏi lớp EPOXY tự san. Tùy theo tình trạng thực tế, tiến hành lăn đẩy bọt khí đến khi triệt để.

Theo dõi, bảo vệ khu vực thi công để tránh người, động vật, bụi làm hỏng lớp sơn tự san. Sau khi lớp sơn đã đạt độ cứng cực đại mới cho phép đi lại

 

Đặc điểm của các phòng sạch là không có gác góc vuông tại đường giao nhau giữa tường và nền nên khi thi công sơn tự san tại vị trí này sẽ tạo ra những vùng sần sùi, tạo điều kiện bám bẩn, chúng tôi sẽ trám vá bằng loại bả chuyên dụng, làm phẳng mịn sau đó sơn lên theo mô tả ở hình trên.

Là nhà thi công chuyên nghiệp, chúng tôi cam kết thi công đúng tiến độ và đạt chất lượng cao nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *